Cần cẩn trọng khi mua nhà là tài sản chung
Vì vậy, bà L. không có quyền gì về tài sản với căn nhà này. Còn việc bà P. mua căn nhà “chỉ để làm từ đường” cũng dễ bị tòa án tuyên vô hiệu nếu có tranh chấp từ người nhà ông Đ..
Do chủ quan, không tìm hiểu kỹ tình trạng pháp lý của bất động sản khiến nhiều người mua nhà “tiền mất tật mang”…
Theo đó, ông L.Đ. là một Việt kiều Nhật đã ủy quyền “quản lý và sử dụng” căn nhà của mình tại TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) cho bà L.T.L. (ngụ phường Cam Ranh) để làm tin cho khoản nợ chưa có tiền trả. Sau đó, ông Đ. viết giấy bán căn nhà này cho bà N.T.K.P. (ngụ tại TP. Cam Ranh).
Tuy nhiên, khi bà P. cho người đến mở cửa căn nhà này trên đường Hùng Vương (phường Cam Lợi, TP. Cam Ranh) để sửa chữa, bà L. phát hiện và tố cáo bà P. có hành vi xâm phạm nhà ở bất hợp pháp, hủy hoại tài sản…
đồng thời đem bán cho một người khác. Ảnh: TR.T
Bà L. cho biết, ông Đ. nợ bà 900 triệu đồng nhưng chưa có tiền trả, nên đã viết giấy ủy quyền “quản lý và sử dụng” căn nhà trên cho bà từ ngày 12/4/2013 tới nay.
Bà L. tố cáo: “Lợi dụng lúc tôi vắng nhà, bà P. tự ý phá khóa vào đập phá, xây bít cửa phụ. Bà P. cũng làm hư hỏng và lấy đi nhiều tài sản có giá trị của tôi gồm tivi, đầu máy, bàn ghế và 50 triệu đồng”.
Về phía bà P. lại cho rằng không hề hay biết việc ông Đ. đã làm giấy ủy quyền quản lý và sử dụng căn nhà cho bà L..
Bà P. nói: “Tôi và ông Đ. làm giấy viết tay mua bán căn nhà với giá 700 triệu đồng vào năm 2015. Nhà của tôi thì tôi vào sửa chữa, thay đổi. Bà L. cho ông Đ. vay tiền thì đi tìm ông ấy mà đòi, sao lại tranh chấp với tôi?”.
Bà P. cũng thừa nhận lúc mua căn nhà bà chưa tìm hiểu việc nhà này không được sang nhượng, vì đây là nơi thờ cúng chung.
Theo Phó trưởng Công an TP. Cam Ranh, Thượng tá Lê Bửu Lộc cho biết, căn nhà này từng được TAND TP. Cam Ranh tuyên giao cho ông Đ. quản lý, sử dụng làm nơi thờ cúng cha mẹ đã mất nên không thể sang nhượng.
Tuy vậy, do nợ bà L., ông Đ. vừa làm giấy ủy quyền “quản lý và sử dụng” cho bà L. nhưng lại bán cho bà P. là có dấu hiệu của lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện ông Đ. không có ở Việt Nam nên việc làm rõ các nghi vấn nêu trên là rất khó khăn.
Theo luật sư Nguyễn Tường Linh (Đoàn luật sư Khánh Hòa) cho rằng, công an chứng minh được bà P. có các hành vi đập phá, hủy hoại và lấy tài sản của người khác thì bà này phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc bà P. đã mua căn nhà nêu trên nên được quyền vào nhà, thay đổi các hạng mục. Luật sư Linh phân tích: “Bà L. chỉ được ông Đ. giao quản lý và sử dụng căn nhà. Khi ông Đ. bán nhà cho bà P. cũng đồng nghĩa giấy ủy quyền “quản lý và sử dụng” căn nhà cho bà L. hết hiệu lực”.
Vì vậy, bà L. không có quyền gì về tài sản với căn nhà này. Còn việc bà P. mua căn nhà “chỉ để làm từ đường” cũng dễ bị tòa án tuyên vô hiệu nếu có tranh chấp từ người nhà ông Đ..
Với trường hợp trên, luật sư Linh khuyến cáo, trong quá trình thiết lập các giao dịch ủy quyền, mua bán, người dân nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc tài sản, tránh các tranh chấp nảy sinh, đặc biệt khi chủ tài sản là người định cư ở nước ngoài.
Leave a Reply