Bí quyết đơn giản giúp xây dựng của kiến trúc Venice
Thế mới thấy rằng, sự sáng tạo của con người là vô tận. Bí quyết cho sự trường tồn của lớp móng gỗ ở Venice nằm ở chỗ các cây cọc bị ngập
Venice, thành phố xinh đẹp tại Ý được biết đến bởi tên gọi như thành phố tình yêu, thành phố ánh sáng, thành phố của những cây cầu… Với những tòa nhà nổi trên mặt nước và các con đường thuyền bè lưu thông nhộn nhịp. Bí quyết cho sự trường tồn của kiến trúc “thành phố nổi” Venice nằm ở đâu?
Với vô số kênh đào và 444 cây cầu nối liền 118 hòn đảo nhỏ, những ngôi nhà ở Venice không xây trực tiếp trên đảo mà nằm trên sàn gỗ có cọc cắm sâu vào nền đất. Bí quyết cho sự trường tồn của lớp móng gỗ ở Venice nằm ở chỗ các cây cọc bị ngập dưới nước…
Venice ra đời vào thế kỷ thứ V, mãi sau này mới sáp nhập vào nước Ý. Venice theo tiếng Latinh có nghĩa là tình yêu. Vì vậy, nó thương được gọi là thành phố tình yêu. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa này, Venice còn có nhiều ý nghĩa khác vì sự lãng mạn nên thơ của thành phố. Những tên gọi khác như thành phố nổi, thành phố của mặt nạ, thành phố của những cây cầu, thành phố kênh rạch… là những tên mà giới kiến trúc hay gắn cho Venice. Và đương nhiên, những tên gọi ấy không phải là không có căn cứ.
Gọi là “Thành phố nổi” bởi có vô số kênh đào và 444 cây cầu nối liền 118 hòn đảo nhỏ. Nhà cửa ở Venice không xây trực tiếp trên đảo mà nằm trên sàn gỗ có cọc cắm sâu vào nền đất. Sự trường tồn của lớp móng gỗ ở Venice bao năm qua quả là đáng kinh ngạc.
Sử dụng gỗ làm móng nghe có vẻ không tưởng bởi gỗ kém bền hơn nhiều so với đá hoặc kim loại. Gỗ thường mục nát do các vi sinh vật như nấm và vi khuẩn gây ra. Cọc gỗ đỡ nền móng của Venice nằm ngập dưới nước nên không tiếp xúc với oxy, một yếu tố rất cần thiết để vi sinh vật tồn tại. Ngoài ra, nước mặn thường xuyên chảy qua khiến gỗ hóa thạch sau khoảng thời gian dài, biến thành một kết cấu cứng như đá.
Thành phố Venice mơ mộng (ảnh Tourcolumbia.com)
Thế mới thấy rằng, sự sáng tạo của con người là vô tận. Bí quyết cho sự trường tồn của lớp móng gỗ ở Venice nằm ở chỗ các cây cọc bị ngập dưới nước. Người xưa đã thông minh vô tận khi ứng dụng một loại “công nghệ” nào đó để xử lý khắc phục nhược điểm của gỗ và khiến nó đứng vững bao năm qua.
Phỏng theo một cuốn sách vào thế kỷ XVII từng miêu tả chi tiết quá trình xây dựng ở Venice. Theo đó, khi xây nhà thờ Santa Maria Della Salute, công nhân đã đóng 1.106.657 chiếc cọc gỗ dài 4m xuống dưới nước. Họ hoàn thành việc đóng cọc sau 2 năm 2 tháng. Gỗ được lấy từ những cánh rừng ở Slovenia, Croatia, Montenegro và chở đến Venice qua đường thủy.
Ngoài ra, kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà ở Venice là sở hữu nhiều cửa sổ,
và hầu như cửa sổ nào cũng có hoa tươi rủ chùm rực rỡ.
Ban đầu việc định cư chỉ mang tính tạm thời nhưng Venice dần sinh sống cố định trên các hòn đảo. Nhằm tạo nền móng vững chắc cho những ngôi nhà, người dân đã đóng những chiếc cọc gỗ xuống nền cát. Tiếp đó, sàn gỗ được dựng lên bên trên những cọc gỗ. Sau cùng, họ xây nhà trên các tấm sàn gỗ này.
Việc giao thông bên trong thành phố từ nhiều thế kỷ trước vẫn hoàn toàn trên nước hoặc đi bộ. Venice là khu đô thị rộng nhất châu Âu không có xe hơi, duy nhất ở châu Âu trong việc duy trì hoạt động như một thành phố hoàn toàn không dựa vào xe ôtô hay xe tải trong thế kỷ XXI.
Quảng trường Saint Mark’s Square
Hệ thống kênh Grande – mạch giao thông chính của thành phố được mệnh danh là đại lộ đẹp nhất thế giới. Đi thuyền dọc đây có những kiến trúc độc đáo nằm hai bên bờ kênh. Đó là công trình Nhà Vàng, dinh thự được xây bằng đá hoa cương nhiều màu và được trang trí mạ vàng ở mặt tiền. Cây cầu Rialto lung linh huyền ảo không thể mơ mộng hơn cho các cặp tình nhân.
Venice bao năm qua đã dũng cảm trong cuộc tranh đua bền bỉ, kiên cường giữa một bên là các công trình và một bên là tác nhân hủy hoại như mưa – nắng – gió và nước biển, các hoạt động sinh ra từ con người, biến đổi khí hậu.
Trận lụt năm 1996 làm 5.000 người mất nhà ở tại đây và năm 2007, quảng trường San Marco ngập hơn 8 tháng. Dẫu bị hư hại nhiều nhưng người ta vẫn không thể phủ nhận về sức sáng tạo của một nền kiến trúc xa xưa!
Leave a Reply